Hà Nội "nghìn năm" vẫn nguyên vẹn những nét cổ kính, nghiêm trang như nó vốn có, chỉ là con người ta bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống tấp nập mà phớt lờ, quên dần đi.
- Hà Nội: Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 9 gây tranh cãi khi đề cập đến câu chuyện 'khóc giùm'
- Xót xa cảnh bố dựng lều tần tảo nuôi con ngay giữa đường Hà Nội: "Cố gắng kiếm tiền cho cháu cái Tết"
- Người phụ nữ 1 năm ròng rã phát những suất cơm 0 đồng cho người vô gia cư giữa đêm đông giá rét ở Hà Nội
Tôi vẫn còn nhớ hồi bé, mỗi lần ngồi trên tàu hoả để lên thủ đô chơi, tôi đều vô cùng háo hức, mong chờ được đi qua cây cầu Long Biên. Hồi ấy tôi thích ngắm bởi tôi thấy con cầu thật là lạ, tôi chưa từng nhìn thấy ở đâu có cây cầu được xây như vậy.
Lớn rồi tôi mới nhận ra cây cầu đó đặc biệt không chỉ ở cấu trúc, mà còn bởi nó toát lên một cái gì đó thật xưa cũ, đối nghịch hoàn toàn với dòng người đông đúc đang di chuyển trên cầu. Qua lăng kính của những người con yêu Hà Nội, ta sẽ phải bất ngờ vì tại sao lại có thể không nhận ra Hà Nội có một nét đẹp đến nao lòng như vậy.


Nét hoài cổ ấy còn nguyên vẹn trên những nét nhà được xây từ thời Pháp. Nhìn những ngôi nhà trăm tuổi đó, trong lòng tôi xao xuyến, nao nao đến lạ...




Con phố Tạ Hiện - nơi mà tôi cùng bạn bè hay tụ tập. Ban đêm sôi động, ồn ã là thế, vậy mà cũng có lúc trông thật lặng lẽ, yên bình, vọng về một thời xa xăm...

Những công trình kiến trúc có từ thời Pháp dường như không thay đổi, thời gian như lắng đọng tại những nơi này.


Nhà hát lớn Hà Nội cứ sừng sững ở đó, trầm ngâm ngắm nhìn Hà Nội qua bao lần đổi thay.

Đi một vòng Hà Nội, ngắm nhìn những nét đẹp hoài cổ, ngửi mùi hoa sữa thoang thoảng trên những con phố, tôi thấy lòng mình thật bình yên. Thì ra giữa cái thành phố luôn tấp nập này, đâu đó vẫn có những chốn mà thời gian không thể xoá nhoà.